K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: "Cúi xin từ nay ban chiếu thư cho thầy trò trường học của phủ, huyện, các trường tư, con cháu nhà văn võ, thuộc lại ở các trấn cựu triều, đều tùy đầu tiên đấy mà học, Phép dạy, nhất định theo Chu Tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiền lên mà học tử thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: "Cúi xin từ nay ban chiếu thư cho thầy trò trường học của phủ, huyện, các trường tư, con cháu nhà văn võ, thuộc lại ở các trấn cựu triều, đều tùy đầu tiên đấy mà học, Phép dạy, nhất định theo Chu Tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiền lên mà học tử thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ với lòng người. Xin chớ bỏ qua. Đạo học hành thì người tốt nhiều, người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh tri." (Trích Bàn luận phép học, Nguyễn Thiếp) Câu 1: TH. Trong đoạn trích trên, tác giả Nguyễn Thiếp đã đề cập đến những cách học nào? Cách học đó mang lại lợi ích gì? Câu 2: VDC_ Viết đoạn văn (khoảng 8-10 câu) có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm hãy bày tỏ suy nghĩ của em về mối quan hệ giữa học và hành

1
29 tháng 7 2021

1. Tác giả đề cập đến cách học: ''Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiền lên mà học tử thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.''

2. 

Em tham khảo:

Như chúng ta đã biết, học và hành luôn đi đôi với nhau thiếu một trong hai cái này sẽ không thể đạt được kết quả như mong đợi.Học và hành có mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau. Học và hành không có cái nào là quan trọng hơn vì cả 2 đều có mối liên hệ quan trọng tới việc học của học sinh.Nếu chỉ học mà không thực hành thì như ông bà ta thường ví von : “ Con tằm ăn dâu, đâu phải mà nhả dâu, mà là nhả tơ”, có nghĩa là con tằm ăn dâu mà không “ tiêu hóa” thì khác gì nó lại nhả ra đúng những gì đã ăn vào là dâu. Tương tự, con người có học màk hông hành thì cũng sẽ như con tằm không mang lại được một lợi ích gì cả, gây hậu quả lãng phí những kiến thực đã học.Còn nếu chỉ hành mà không học thì sẽ không đạt được thành công do không có đủ kiến thức, không có đủ hiểu biết, thế là vô tình trở thành kẻ phá hoại. 

29 tháng 7 2021

Bổ sung cho câu 1:

Tác dụng:  ''Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên.''

'' Đạo học hành thì người tốt nhiều, người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh tri." 

Trong văn bản “Bàn luận về phép học”, tác giả Nguyễn Thiếp có viết: “Cúi xin từ nay ban chiếu thư cho thầy trò trường học của phủ, huyện, các trường tư, con cháu các nhà văn võ, thuộc lại ở các trấn cựu triều, đều tùy đâu tiện đấy mà đi học. Phép dạy, nhất định theo thời Chu Tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi...
Đọc tiếp

Trong văn bản “Bàn luận về phép học”, tác giả Nguyễn Thiếp có viết:

“Cúi xin từ nay ban chiếu thư cho thầy trò trường học của phủ, huyện, các trường tư, con cháu các nhà văn võ, thuộc lại ở các trấn cựu triều, đều tùy đâu tiện đấy mà đi học.

Phép dạy, nhất định theo thời Chu Tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người. Xin chớ bỏ qua.”

Đoạn văn trên được viết theo phương thức nghị luận, nhưng người viết đã đan xen yếu tố biểu cảm. Hãy chỉ ra những từ ngữ tạo nên yếu tố biểu cảm cho đoạn văn nghị luận này.

1
29 tháng 4 2020

Cúi xin, xin chớ bỏ qua, họa may...

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:“…Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày "hôm nay tôi đi học" ấy, mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến. Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:

“…Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày "hôm nay tôi đi học" ấy, mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến. Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến trường gặp thầy mới, bạn mới. Cho nên ấn tượng của mẹ về buổi khai trường đầu tiên ấy rất sâu đậm. Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cách cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào…”

(Trích SGK Ngữ văn 7, tập 1).

1. Cho biết chủ đề của đoạn văn bản trên.

2. Tìm các từ láy trong đoạn văn trên. Phân tích tác dụng của các từ láy đó trong việc diễn tả tâm trạng, cảm xúc của nhân vật được nói đến trong đoạn văn trên.

3. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu văn sau: Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày "hôm nay tôi đi học" ấy, mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con.

4. Viết một đoạn văn khoảng từ 8-10 câu, nêu cảm nhận của em về nhân vật người mẹ trong văn bản có đoạn trích trên.

0
1. Cho đoạn văn sau: "Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa co đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng rồi buông tay mà nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mỏ ra "a, Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? của ai?b, Người mẹ muốn nhắn nhủ điều gì với...
Đọc tiếp

1. Cho đoạn văn sau: "Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa co đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng rồi buông tay mà nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mỏ ra "

a, Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? của ai?

b, Người mẹ muốn nhắn nhủ điều gì với con qua câu nói trên?

c, Theo em thế giới kì diệu mà nhà trường mở ra

d, Tìm các từ ghép có trong đoạn văn và cho biết các từ đó thuộc loại từ ghép nào?

2. Sau khi nhận được bức thư của bố, E-ri-cô rất hối hận và viết một bức thư ngắn (5 - 7 câu) để xin mẹ tha lỗi. Em hãy nhập vai vào nhân vậy để viết bức thư ấy. Gạch chân dưới 2 từ ghép chính phụ và hai từ ghép đẳng lập

3. Sau khi nhận được thư của bố, E-ri-cô rất hối hận. Thay lời E-ri-cô, em hãy viết một bức thư ngắn (5 - 7 câu) trả lời bố. Gạch chân dưới 2 từ ghép chính phụ và 2 từ ghép đẳng lập

4. Có ý kiến cho rằng : Người mẹ trong văn bản Cổng trường mở ra không ngủ được là vì lo lắng cho con khi lần đầu tiên đến trường. Em có đồng ý với ý kiến trên hay không? vì sao?

0
Cho đoạn trích sau và trả lời câu hỏi Năm 2010, khi mới về dạy học ở Trường tiểu học Võ Thị Sáu, tận mắt chứng kiến sự thiếu ăn, thiếu mặc của học sinh (HS) tiêu học ở vùng này, cô Huỳnh Thị Thủy Trung (33 tuổi) bắt đầu đi xin các nhà hảo tâm. Gặp gì cô xin này, từ tầm áo tập vở cho đen các loại nhu yếu phẩm cho học trò. Đa số các em là con đồng bảo Dao, Tày, suốt ngày lên...
Đọc tiếp

Cho đoạn trích sau và trả lời câu hỏi Năm 2010, khi mới về dạy học ở Trường tiểu học Võ Thị Sáu, tận mắt chứng kiến sự thiếu ăn, thiếu mặc của học sinh (HS) tiêu học ở vùng này, cô Huỳnh Thị Thủy Trung (33 tuổi) bắt đầu đi xin các nhà hảo tâm. Gặp gì cô xin này, từ tầm áo tập vở cho đen các loại nhu yếu phẩm cho học trò. Đa số các em là con đồng bảo Dao, Tày, suốt ngày lên rây, không mấy quan tâm đến con em. Vì vậy, các em không chỉ thiếu sách vở, quân ảo mà còn thiếu cả cơm ăn. Có Dung tiên thêm một bước nấu ăn miễn phí | cho lũ trẻ Cô Dung bắt đầu nấu buổi trưa cho những HS có nhà ở xa. “Ban đầu chị nấu đồ ăn thôi, còn com thì tụi nhỏ từ mang theo, Nhưng nhìn môi dĩa mời gọi cơm mang theo khác nhau thấy tôi quá. Nhiều bé mang com trăng, nhiều bé thì cơm không có màu trắng, thậm chí nhiều bé không có con để mang theo”, cô Dung nhớ lại Bước tiếp theo, có Dung gõ cửa các nhà tài trợ để có thể mỗi tuần nuôi com miễn phí vài ba bữa. Ước nguyện của cô đã được đến đạp. Các nhà hảo tâm đã giúp cô trà mỗi tuần 3 bữa ăn miễn phí. lúc đó lại xuất hiện một nỗi khổ khác: nhà bếp Nhưng đến quá tan bọ nhiều con phải ngồi bệt xuống nên dạt dẻ ăn. Trông cánh ấy, rất khó cầm lòng. Thế rồi, cô Dung lại thêm việc cho mình: xin như hao tân để xây cho các châu một nhà ăn thật đang hong, sạch sẽ. Câu 1(0,5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích Câu 2(0,5 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn trích • Câu 3(1,0 điểm): Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép tu từ trong những câu văn sau: “Vì vậy, các em không chỉ thiếu sách và quản áo mà còn thiếu cả căn “Câu 4(10 điểm): Em hãy nêu thông điệp từ coạn trích II-LAM VAN (7.0 diem) • Cầu 1(2,0 điểm). Viết đoạn văn (khong 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của tình yêu thương con người

2
2 tháng 7 2021

I,

1. PTBD: Biểu cảm

2. NDC: Nói về lòng tốt của cô giáo Thủy Trung

3. BPTT: liệt kê

Tác dụng: Cho thấy sự thiếu thốn của các em bé, do hoàn cảnh khó khăn nên các em gần như không có gì cả

4. Đoạn trích cho thấy tình thương của cô giáo dành cho học cho và khuyên mọi người nên giúp đỡ người nghèo

II,

Tham khảo nha em:

 

Tình yêu thương là biểu hiện cao đẹp nhất cho mối quan hệ giữa người với người trong cuộc sống. Tình yêu thương là một khái niệm trừu tượng của thế giới tinh thần, được hiểu là tình cảm yêu mến, thương cảm, gắn bó sâu sắc giữa người với người, thậm chí là giữa người với động vật, thực vật,… Tình yêu thương là tình cảm xuất phát từ trái tim, được biểu hiện phong phú, đa dạng thông qua hành động, cử chỉ, lời nói của con người như đồng cảm, giúp đỡ, đoàn kết, kính trọng,... Đó có thể là tình yêu thương giữa người người thân quen, bạn bè, thầy cô,… cũng có thể là tình yêu thương giữa những con người xa lạ, những con người cùng khổ, cùng đồng cảm với nhau trong cuộc sống. Trong cuộc sống, tình yêu thương giúp con người trở nên gần gũi, thấu hiểu và gắn bó với nhau hơn, từ đó xây dựng một xã hội văn minh, giàu giá trị nhân văn nhân đạo. Người sống có tình yêu thương sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng và giúp đỡ. Ngược lại, nếu ta sống vô cảm, ích kỉ, không có tình thương thì sẽ nhận lại những hậu quả thích đáng, đó là sự xa lánh, lạnh nhạt của những người xung quanh. Vì vậy, mỗi chúng ta cần hiểu rõ giá trị của tình yêu thương, bởi: “Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”.

2 tháng 7 2021

Lần sau gửi câu hỏi lên rõ ràng hơn nha bạn, để các bạn khác dễ đọc hơn khi làm nha. Chúc bạn học tốt!

23 tháng 6 2023

Những hình ảnh:

+ "mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ."

+ "như con chim con đứng trên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. thèm vụng và thầm ước ao được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ."

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :“… Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cáingày "hôm nay tôi đi học" ấy, mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghivào lòng con. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại, lòng conlại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến. Ngày mẹ còn nhỏ, mùahè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :

“… Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cáingày "hôm nay tôi đi học" ấy, mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghivào lòng con. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại, lòng conlại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến. Ngày mẹ còn nhỏ, mùahè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầutiên học trò lớp Một đến gặp thầy mới, bạn mới. Cho nên ấn tượng của mẹvề buổi khai trường đầu tiên ấy rất sâu đậm. Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồihộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi, hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào …” 

a) xác định các từ ghép trong đoạn văn

b) xác định và phân loại từ láy

2
16 tháng 8 2018

a, Từ ghép:con người,mùa hè ,nhà trường, khai trường,học trò,bà ngoại,ngôi trường, cánh cổng,thế giới 

b, Từ láy âm: nhẹ nhàng,rạo rực,xao xuyến,nôn nao, hồi hộp, hốt hoảng

    Từ láy vần: bâng khuâng,chơi vơi,hoàn toàn

    Từ láy toàn bộ:mãi mãi,

20 tháng 8 2021

a, Từ ghép: mùa hè, nhà trường,khai trường,học trò, bà ngoại,ngôi trường,cổng trường,cánh cổng,thế giới,con người

b, Từ láy âm: nhẹ nhàng, rạo rực, xao xuyến, nôn nao, hồi hộp, hốt hoảng

    Từ láy vần:  bâng khuâng,chơi vơi,

    Láy toàn bộ: mãi mãi

17 tháng 3 2019

Những từ ngữ trên dùng để gọi hoặc đáp không tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Ông Hai cúi gằm xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà. Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau .Nhìn lũ con, tủi thân,nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn,...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: 

“Ông Hai cúi gằm xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà. Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau .
Nhìn lũ con, tủi thân,nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu… Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên:
– Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.” 

Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2: Cho biết nội dung chính của đoạn văn trên?

Câu 3: Xác định lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn trên?

Câu 4: Tìm hai từ ngữ địa phương trong đoạn văn trên và chuyển sang từ toàn dân tương ứng?

 

 

 

1
7 tháng 1 2022

câu 1
"Làng" của Kim Lân
câu 2 
tâm trạng của ông hai sau khi nghe tin làng chợ dầu theo giặc
câu 3
Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.